Chào mừng bạn đến với diễn đàn nhạc cụ Việt Nam, hãy đăng ký hoặc đăng nhập để thảo luận nhé.

Biện pháp giúp học sinh thuộc tên nốt nhạc trên khuông

Thảo luận trong 'Acoustic Piano' bắt đầu bởi thaivietthanh, 2/1/16.

  1. thaivietthanh

    thaivietthanh New Member

    Tham gia ngày:
    26/12/15
    Thực tế dạy học cho thấy có nhiều học sinh không thuộc tên các nốt nhạc trên khuông, các em thường viết tên từng nốt nhạc ở dưới khuông nhạc.Thực tế dạy học cho thấy có nhiều học sinh không thuộc tên các nốt nhạc trên khuông, các em thường viết tên từng nốt nhạc ở dưới khuông nhạc. Để giúp học sinh thuộc tên nốt nhạc, giáo viên có thể áp dụng một số biện pháp sau:
    - Sử dụng trò chơi “Khuông nhạc bàn tay” để ghi nhớ tên nốt nhạc.
    - Giáo viên thường xuyên cho học sinh tập nói tên nốt nhạc hoặc cho các em tập chép nhạc.
    - Treo bài Tập đọc nhạc trong lớp để học sinh luôn luôn được tiếp xúc với bản nhạc, nốt nhạc.
    - Gợi ý học sinh sử dụng khuông nhạc có các nốt nhạc và tên nốt (để khi cần thiết, các em dễ dàng kiểm tra lại):
    [​IMG]
    - Giúp học sinh cảm thấy việc ghi nhớ tên nốt nhạc là đơn giản và dễ dàng.
    - Giáo viên sử dụng bản nhạc không ghi tên nốt khi kiểm tra Tập đọc nhạc, đó là thách thức để học sinh phải cố gắng thuộc tên nốt.
    - Thường xuyên củng cố tên nốt nhạc khi dạy Học hát, Nhạc lí, Âm nhạc thường thức.

    Những lỗi cần tránh khi dạy Tập đọc nhạc ở Tiểu học và THCS:
    - Không được dạy sai kiến thức, giáo viên phải đọc đúng cao độ, trường độ.
    - Không dạy Tập đọc nhạc bằng cách truyền khẩu, không đọc mẫu nhiều và biến Tập đọc nhạc thành hát tên nốt nhạc.
    - Đàn giai điệu quá nhiều hoặc giáo viên đọc mẫu bài Tập đọc nhạc trước khi học sinh tập đọc, làm giảm tính tích cực của học sinh, các em không có động lực để giải mã và khám phá giai điệu.
    - Xác định không đúng trọng tâm, luyện tập cao độ hoặc tiết tấu quá lâu. Chỉ thực hiện 4 bước (giới thiệu bài Tập đọc nhạc, tìm hiểu bài, luyện tập cao độ, luyện tập tiết tấu) trong khoảng 10 phút, nếu kéo dài hơn có thể không đủ thời gian để đọc từng câu đồng thời làm giảm hứng thú học của học sinh.
    - Dạy học sinh tập hát trước để các em nắm được giai điệu, rồi mới hướng dẫn đọc nhạc. Cách dạy này mắc phải 2 sai lầm, thứ nhất làm học sinh chú ý đến lời ca hơn là nốt nhạc, thứ hai làm các em không còn động lực khám phá giai điệu của bản nhạc.
    - Căn cứ vào lời ca để chia câu nhạc, căn cứ vào lời để gõ đệm (ví dụ yêu cầu học sinh gõ đệm theo tiết tấu lời ca).
    - Để học sinh ghi tên nốt vào bài Tập đọc nhạc (cần nhắc các em luôn chú ý đến nốt nhạc).
    - Bắt nhịp cho học sinh đọc nhạc ở một giọng (khi bắt nhịp không dùng đàn), sau đó đệm đàn ở một giọng khác.
    - Yêu cầu học sinh học thuộc bài Tập đọc nhạc.
    - Xác định nhầm mục tiêu dạy Tập đọc nhạc là để hát đúng lời ca. Khi ôn Tập đọc nhạc chủ yếu là cho học sinh hát lời.

Chia sẻ trang này