Chào mừng bạn đến với diễn đàn nhạc cụ Việt Nam, hãy đăng ký hoặc đăng nhập để thảo luận nhé.

Chọn đàn organ như thế nào

Thảo luận trong 'Tư vấn' bắt đầu bởi pianovietthanh, 24/3/13.

  1. pianovietthanh

    pianovietthanh Member

    Tham gia ngày:
    3/10/11
    Nơi ở:
    HCM
    Đàn organ là loại nhạc cụ đa năng, nhưng lại dễ học, đàn organ luôn là lựa chọn của rất nhiều người. Việc chọn được chiếc đàn phù hợp không chỉ phụ thuộc vào túi tiền, mà còn vào trình độ người sử dụng...



    Đàn organ cho người bắt đầu tập nhạc



    Loại đàn organ đặc biệt phù hợp với trẻ em, những người mới bắt đầu tập nhạc dạng phím. Có khoảng 4 - 5 bậc (28 đến 35 phím) với âm đàn chủ yếu là âm piano, organ, guitar, violon… và âm phím là “âm chết” (không phụ thuộc vào lực bấm phím đàn) nên loại đàn này đặc biệt phù hợp với việc luyện ngón. Các điệu nhạc cài đặt trong đàn organ cũng đơn giản với một vài điệu của dòng nhạc pop, ballad, disco, một số điệu nhóm latinh như rumba, bolero, chachacha… làm nhạc nền. Đồng thời, đàn organ cũng được cài đặt nhiều bản nhạc đệm mẫu phù hợp với bài học của người học đàn.



    Ngoài ra, mỗi cây đàn organ luôn được kèm theo một quyển sách tự tập luyện và sách hướng dẫn sử dụng đàn. Loại đàn organ nổi tiếng với các nhãn hiệu của Yamaha, Casio… Trên thị trường có giá khoảng từ 500.000 – 1.500.000đ/cây.



    Đàn Organ cho người đã luyện ngón



    [TABLE="align: right"]
    [TR]
    [TD]Giá tham khảo
    Đàn luyện ngón:
    Yamaha PSR-210: 1.300.000đ
    Casio CT-625: 1.100.000đ


    Đàn tập nâng cao:
    Casio LK-280: 5.500.000 đ
    Kawai 77 phím: 7.000.000đ
    Roland E-09: 9.800.000đ


    Đàn organ cho người chuyên nghiệp:
    Yamaha PSR-S910: 30.295.000đ
    Roland BK-5: 21.700.000đ


    Các loại đàn 2 tầng Electone: 7.000.000đ
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Với những khách hàng đã luyện ngón thành thạo, nắm được nhạc lý, quen
    với các phím đàn thì yêu cầu có nhiều ứng dụng hơn trong việc phối âm, tạo
    âm thanh mới hoặc tăng giảm cung bậc và nâng cao trình độ. Vì vậy, loại
    đàn organ dành cho đối tượng này được cài đặt khoảng trên dưới 100 điệu
    nhạc nền và trên dưới 150 tiếng âm khác nhau.



    Ngoài ra, rất nhiều các ứng dụng về bộ chỉnh âm, cài đặt riêng của người
    dùng và khá nhiều chức năng khác như ghi lại bản nhạc vừa đệm, tạo hiệu
    ứng âm thanh và chế độ chuyển đổi nhanh chóng từ điệu này qua điệu
    khác… Đàn organ cũng được thiết kế để màn hình nhỏ trên mặt đàn hiển thị
    chế độ đang sử dụng. Âm phím đàn organ là âm sống, khoảng từ 5 đến 6
    bậc (35 đến 42 phím đàn) thuận lợi để đệm các bản piano. Kèm theo đó là
    “thanh luyến” giúp tạo phong cách riêng khi đệm đàn. Các hãng như Casio,
    Yamaha, Kawai, Roland… đều giới thiệu sản phẩm với giá từ
    2.500.000- 7.000.000đ.



    Đàn Organ đa tầng dành cho người chuyên nghiệp


    Loại đàn organ này phổ biến với 2 tầng phím dành cho 2 tay, tay trái tầng dưới và tay phải tầng trên. Ngoài sự phong phú của các điệu nhạc và âm thanh, đàn organ có thêm “chân bass” (gồm 7-8 chân để chân trái đệm bass trong bài nhạc) và “chân ga” (điều khiển volume to nhỏ tùy theo độ nhấn của chân phải). Thị trường có một số sản phẩm không có các “chân đạp” như trên nhưng vẫn có thêm các ứng dụng khác mà loại đàn organ không chuyên không có như: cắt nhịp, hòa tấu, độc tấu… Dòng đàn đa tầng được khá nhiều nhạc sĩ và những người đạt trình độ chuyên nghiệp đàn organ ưa chuộng. Sản phẩm này có đầy đủ tính năng của một dàn nhạc sống và thuận lợi nhất để đệm các bản nhạc piano có cung bậc rất cao nên thường được sử dụng khi biểu diễn hoặc chơi trong những bữa tiệc sinh nhật, tiệc cưới và các nghi thức ở nhà thờ. Nổi tiếng là các sản phẩm của Yamaha, KORG, Roland, Electone… với giá khoảng 500 USD tới 1.300 USD.


    Khi mua đàn organ, người tiêu dùng nên tham khảo ý kiến của nhân viên bán hàng để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.


    Bảo quản đàn organ


    Không nên để móng tay dài, phải cắt gọn móng tay sao cho phần chạm vào phím là phần thịt trên đầu ngón tay.


    Nên mua giá gác nhạc và để sách nhạc lên giá nhạc. Không dựng thẳng sách nhạc trên đàn, dễ gây trầy xước. Không để bất cứ vật gì lên mặt đàn.


    Sau khi chơi xong, nên lấy khăn hoặc vải dày trùm lên bảo quản đàn không bị bụi. Nếu đàn có bụi, nên dùng chổi lông loại êm, để quét nhẹ, không dùng khăn lau vì cọ xát giữa khăn lau và bụi sẽ làm trầy đàn.


    Tuy nhiên dù đàn có bị trầy thì chất lượng âm thanh vẫn ít bị ảnh hưởng. Sau vài năm, người tiêu dùng có thể đi “tút” lại như thay vỏ mới cho đàn.


    Khi di chuyển đàn nên nhẹ nhàng để tránh va đập mạnh, có thể ảnh hưởng đến âm thanh.


    Không để nước nhỏ lên đàn, đặc biệt là nước ngọt, trà, cà phê.

Chia sẻ trang này